15:45 16/10/2024

Solrise Nhơn Phú 2 - "Nhà ở xã hội xanh", biến giấc mơ an cư thành hiện thực

Việt Nam đi qua 09 tháng đầu năm với các kết quả kinh tế vĩ mô khá ấn tượng.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, kinh tế thế giới (KTTG) trong 9 tháng đầu năm 2024 duy trì xu hướng phục hồi, song không đồng đều, có sự phân hóa giữa các nước, giữa lĩnh vực dịch vụ và sản xuất. Trong đó, khu vực Euro phục hồi yếu, Trung Quốc phục hồi chậm và chưa vững chắc do khó khăn trong lĩnh vực bất động sản và cấu trúc nền kinh tế, trong khi Mỹ và các nền kinh tế đang phục hồi tích cực. Tuy nhiên, xung đột địa chính trị bùng phát tại Trung Đông, Ukraine… khiến quá trình phục hồi kinh tế chông gai hơn.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam được cho là điểm sáng với các kết quả kinh tế vĩ mô đầy khả quan. Kinh tế tiếp tục phục hồi tích cực, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, cũng như cả năm 2024: GDP Quý 3/2024 ước tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn Quý 1 (tăng 5,66%) và Quý 2 (tăng 6,93%); GDP 9 tháng tăng 6,82%, cao hơn cùng kỳ các năm 2023, 2020, 2021.

Việc tập trung đầu tư, xây dựng hệ thống giao thông hạ tầng, đặc biệt là cao tốc Bắc - Nam góp phần kéo gần mọi khoảng cách, biến nhiều điều không tưởng thành “đơn giản”.

Ngay từ đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh đầu tư công có vai trò quan trọng, dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, Thủ tướng Chính phủ cho biết, năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công, chủ yếu là đầu tư hạ tầng giao thông và phấn đấu đạt tỉ lệ giải ngân ít nhất 95%.

Hàng loạt các công trình giao thông trọng điểm đã và đang được triển khai như: cao tốc Bắc – Nam, cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Vành đai 3 - TP.HCM, dự án sân bay Long Thành… Việc tập trung đầu tư, xây dựng hệ thống giao thông hạ tầng, đặc biệt là cao tốc Bắc- Nam góp phần kéo gần mọi khoảng cách, biến nhiều điều không tưởng thành “đơn giản”. Trong một tương lai không xa, khi cao tốc Bắc- Nam hoàn thiện và đưa vào sử dụng, chắc chắn khoảng cách sẽ không còn là vấn đề. Việc ở tại một khu vực, đi làm ở khu vực khác hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí trở lên “bình thường hóa”. Chúng ta có thể làm ở Đà Nẵng, Nha Trang và lựa chọn nơi an cư là Bình Định.

Bình Định - Vùng đất giàu tiềm năng với hai trụ cột tăng trưởng chính là công nghiệp và du lịch.

Bình Định là tỉnh hội tụ đầy đủ các yếu tố về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, môi trường kinh tế – văn hóa – xã hội ổn định, tầm nhìn quy hoạch, đặc biệt là hạ tầng khu công nghiệp tương đối hoàn thiện.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 7 KCN đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích hơn 2.850ha, bao gồm:  KCN Phú Tài – 345,8 ha; KCN Long Mỹ – 117,67ha; KCN Nhơn Hòa – 282ha; KCN Nhơn Hội A – 394,1ha; KCN Nhơn Hội B – 451,9ha; Hòa Hội – 266,1ha; KCN Becamex – 1.000ha; trong đó, có 3 KCN trong KKT Nhơn Hội; 2 KCN Phú Tài, Long Mỹ đã được lấp đầy.

Theo Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Định đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, là trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch và văn hóa phía Nam của vùng; trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển; trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, hiện đại.

Bên cạnh các “đại bàng” hiện hữu, có nhiều “đại bàng ngoại” đã đưa Bình Định vào tầm ngắm cho các kế hoạch đầu tư, phát triển các khu công nghiệp theo hướng công nghệ cao.

Về du lịch, Bình Định đang là điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế. Tạp chí du lịch Anh Rough Guides bình chọn Bình Định là “điểm đến hàng đầu Đông Nam Á”; tạp chí Traveller - Australia đánh giá Quy Nhơn - Bình Định là điểm du lịch biển sang trọng, hấp dẫn mà không đông đúc, nơi sẽ mang lại sự rung cảm đích thực về một thành phố nhỏ cùng bãi biển đẹp hứa hẹn trở thành một điểm đến lớn về du lịch biển của Việt Nam… Bên cạnh lợi thế về du lịch biển với cảnh quan, khí hậu và các dịch vụ phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng biển tại Quy Nhơn, Bình Định còn có tài nguyên văn hóa đặc sắc, mang những giá trị bản sắc riêng. Trong số này, nổi bật là giá trị lịch sử văn hóa gắn với Hào Khí Tây Sơn, Võ cổ truyền Tây Sơn Bình Định, trò chơi văn hóa dân gian gà chọi, hệ thống di sản tháp Chăm, nghệ thuật sân khấu Tuồng nổi tiếng, nghệ thuật bài chòi - loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian - di sản phi vật thể của nhân loại…Ngoài ra, Bình Định còn được biết đến với các giá trị về ẩm thực phong phú và đặc sắc, công trình phục vụ nghiên cứu khoa học hiện đại bậc nhất cả nước…

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid 19, song ngành du lịch Bình Định đang từng bước khôi phục cùng với quá trình vận động chung của cả ngành du lịch Việt Nam. Tính chung 9 tháng năm 2024, ngành du lịch Bình Định tiếp tục có sự bứt phá mạnh mẽ. Doanh thu du lịch và lượng khách ngành du lịch tỉnh nhà phục vụ đều cao hơn chỉ tiêu đề ra (đón trên 8.097.160 lượt khách, tăng 87,5% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 147% so với kế hoạch năm 2024; doanh thu đạt 22.794,6 tỷ đồng, tăng 56,9% so với cùng kỳ năm 2023).

Nhà ở xã hội là phân khúc được đông đảo người dân trên cả nước trông ngóng. Đặc biệt, nhà ở xã hội phát triển theo xu hướng “xanh hóa”, với đầy đủ tiện ích trở thành hàng “vừa hiếm vừa hot’’.

Khi công nghiệp và du lịch đều là những ngành kinh tế mũi nhọn với các kết quả ấn tượng, chắc chắn sẽ kéo theo nhu cầu về “nơi ở” ngày càng gia tăng. Trong số đó, có cả nhu cầu về chỗ ở thuộc phân khúc cao cấp phục vụ nhóm chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế, có thu nhập cao. Và cả nhu cầu về chỗ ở phân khúc trung cấp, bình dân cho lực lượng công nhân làm việc trong các khu công nghiệp cũng như nhân viên làm việc trong ngành dịch vụ, du lịch. Trong đó, nhu cầu về nhà ở phân khúc bình dân là rất lớn. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung nhà ở phân khúc bình dân ngày càng khan hiếm, nhà ở xã hội được cho là “cứu cánh” của người dân trước tình trạng “nhà ở thương mại giá bình dân dần trở nên vắng bóng trên thị trường. Chính vì thế, tình trạng “cháy hàng” với các dự án nhà ở xã hội tại các địa phương có kết quả đô thị hóa cao, ngành công nghiệp và du lịch phát triển mạnh là điều không có gì lạ.

Theo kết quả Đề án hoàn thiện 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030, tính chung cả nước mới chỉ hoàn thành hơn 40.000 căn, đạt 9.5% so với mục tiêu đề ra giai đoạn 2021-2025. Như vậy là số lượng dự án Nhà ở xã hội hiện nay vẫn đang thiếu rất nhiều. Theo đó, nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng theo hướng “xanh hóa” với đầy đủ các tiện ích như cây xanh, khu vui chơi trẻ em, khu thể thao, quảng trường, khu đi bộ như dự án Solrise Nhơn Phú thuộc dạng “hàng hiếm”. Bởi lẽ từ trước đến nay, ít chủ đầu tư nào lại “chịu chơi” và “chịu chi” cho các dự án nhà ở xã hội như vậy. Điều này thể hiện một sự nỗ lực và tâm huyết rất lớn của chủ đầu tư. Chắc chắn dự án sẽ là tâm điểm, thu hút mọi sự quan tâm của đông đảo khách hàng, nhà đầu tư trong thời gian sắp tới.

Ảnh phối cảnh dự án Nhà ở xã hội Solrise Nhơn Phú. Hiện dự án đã cất nóc. Người dân hoàn toàn yên tâm về chốn an cư với đầy đủ tiện ích tại dự án

 

0 Bình luận

Gửi bình luận