- Thị trường bất động sản Việt Nam đã phát triển cả về phạm vi, quy mô và ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng với nền kinh tế.
- Tuy nhiên, sau quãng thời gian tăng trưởng nóng, cùng với nhiều bất cập nội tại chưa được giải quyết một cách triệt để, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng khó khăn. Mặc dù có nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn đã được Chính phủ, các Bộ, ngành đưa ra, nhưng cho tới thời điểm hiện tại nhiều doanh nghiệp địa ốc vẫn phải đối mặt với thực trạng “khát tiền”.
- Thống kê cho thấy, những năm gần đây, bên cạnh nguồn vốn tự có, nguồn vốn bổ sung từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn ứng trước từ khách hàng thì nguồn vốn trung, dài hạn để phát triển thị trường bất động sản chủ yếu là vốn tín dụng ngân hàng và vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Song, trong 2 năm qua, cơ cấu cấu vốn cho lĩnh vực bất động sản có sự thay đổi mạnh mẽ.
- Tiếp đó, mức lãi suất đã giảm mạnh, lãi suất huy động và lãi suất cho vay mới của các ngân hàng thương mại đã giảm khoảng hơn 2%/năm so với cuối năm 2022, đồng thời lãi suất cho vay mua nhà cuối năm của một số ngân hàng cũng giảm hơn so với năm 2022. Dù vậy thực tế, các thỏa thuận tín dụng cũng chỉ tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, có quỹ đất lớn với các dự án sạch.
- Vậy, đâu là giải pháp cần thiết để khơi thông nguồn vốn, thúc đẩy sự phục hồi và phát triển thị trường bất động sản?
- Để xem chi tiết nội dung bản tin, vui lòng bấm xem tại đây.
0 Bình luận
Gửi bình luận