05:54 11/03/2023

Gỡ vướng khó khăn về chính sách có thể khơi thông thị trường bất động sản phát triển 

Ngày 10/03/2023 tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia đã diễn ra sự kiện thường niên Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần III và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2022-2023 và được tổ chức bởi Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) phối hợp với Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES). 

Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần III và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2022-2023

Phân tích về tình hình thị trường bất động sản Việt Nam, năm 2022 được đánh giá là một năm của giai đoạn bản lề đối với thị trường bất động sản đang bước sang chu kỳ mới. 

Theo đó, thị trường bất động sản nhìn chung đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và hàng loạt thách thức. Điều này được nhiều chuyên gia nhận định rằng, thị trường năm 2023 vẫn tồn tại một số điểm sáng nếu giải được bài toán về các vấn đề pháp lý, cùng với đó là các thay đổi trong chính sách Pháp luật và quy hoạch. Trong đó, các chính sách của Nhà nước sẽ là lời giải đặc biệt quan trọng đối với thị trường.

Liên quan đến một loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản để thúc đẩy thị trường phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững. Tại diễn đàn, Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhấn mạnh, để hoàn thiện cơ chế, chính sách và đề ra giải pháp theo hướng bền vững, có trách nhiệm. Cần phải đưa ra các chiến lược cụ thể để hỗ trợ tích cực cho thị trường BĐS. 

Tiến sĩ Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam

Nhiều chỉ đạo của Chính phủ về tái cơ cấu cho nền kinh tế. Theo đó, Nhà nước đang tích cực triển khai và hỗ trợ thông qua các chính sách điều chỉnh khung pháp lý cho hoạt động M&A tại Việt Nam, tránh chồng chéo trong các văn bản Pháp luật.

Thứ hai, Chính phủ cần ban hành cụ thể Nghị quyết về gói 120.000 tỷ đồng, bao gồm về tiêu chí, đối tượng cũng như lãi suất về gói vay cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và người thu nhập thấp.

Thứ ba, triển khai chỉ thị số 08 /CT-TTg ngày 01/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác xây dựng văn hóa học đường của ngành Giáo dục. 

Thứ tư, sớm ban hành nghị định để tháo gỡ một số điểm nghẽn cho các nhóm dự án đã cơ bản hình thành thủ tục, tập trung gỡ khó công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Đặc biệt là quy định về các chính sách, nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất nhằm có hướng xử lý, tạo nguồn cung, kích hoạt kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, tiếp tục thúc đẩy tiến trình sửa đổi các Luật đúng tiến độ trong dài hạn.

Về phía doanh nghiệp, cần có phương án tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với thực tại nền kinh tế và nguồn lực doanh nghiệp. Cấu trúc lại các dòng sản phẩm để dễ hấp thụ thị trường, khả năng tái xuất hiện doanh thu, doanh nghiệp hoạt động. Nên đưa phát triển nhà ở xã hội vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng đối với doanh nghiệp, cần xây dựng chiến lược, phương án và chính sách đảm bảo lấy lại niềm tin cho các nhà đầu tư. TS Nguyễn Văn Đính nói thêm. 

Tại Diễn đàn, các chuyên gia, nhà quản lý và lãnh đạo các doanh nghiệp đã cùng thảo luận để nhận diện những nút thắt về pháp lý, nguồn vốn, chính sách phát triển nhà ở xã hội… qua đó đề xuất các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

0 Bình luận

Gửi bình luận