Theo JLL, phân khúc bất động sản logistics chiếm gần một phần tư tổng vốn đầu tư bất động sản thương mại trên toàn cầu trong năm 2021. Nhu cầu đang ở mức cao kỷ lục, với tỷ lệ hấp thụ ròng lên tới 183% tính riêng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Câu hỏi bây giờ là liệu tốc độ tăng trưởng ấn tượng như vậy có được duy trì trong thời gian tới. Các nhà phát triển đang tăng tốc để theo kịp nhu cầu kỷ lục từ các công ty thương mại điện tử và logistics. Trong khi đó, các nhà đầu tư lại gặp khó trong việc tìm kiếm các tài sản có thể đầu tư, cản trở mục tiêu phân bổ danh mục đầu tư, theo Nick Jones, trưởng bộ phận công nghiệp và logistics tại JLL.
Nhu cầu về đất đai
Sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng là động lực chính đằng sau câu chuyện tăng trưởng của phân khúc này.
Do nhu cầu mua sắm trực tuyến tiếp tục gia tăng, vì vậy nhu cầu về không gian hậu cần được cho là sẽ tăng ít nhất 5% trong 3 năm tới. Theo kết quả khảo sát của JLL với 720 chuyên gia bất động sản trên toàn cầu, có tới 28% thậm chí mong đợi nhu cầu sẽ tăng đến 20%.
Dù vậy, việc hạn chế đất đai là một vấn đề đối với phân khúc bất động sản công nghiệp và logistics. Các chủ đầu tư đang cố gắng để đảm bảo có đủ đất phù hợp với sự phát triển đang tăng nhanh trong ngành.
Đó là lý do tại sao trong những năm tới sẽ có nhiều nhà phát triển tìm đến các dự án cao tầng, đặc biệt là ở các khu vực đô thị, nơi hạn chế về đất đai, Rich Thompson, Lãnh đạo Toàn cầu về Chuỗi cung ứng & Giải pháp Logistics tại JLL cho biết.
Với nhu cầu từ các nhà đầu tư không có dấu hiệu giảm, năm 2022 cũng có thể có nhiều quan hệ đối tác hơn xuất hiện như một cách khả thi trong lĩnh vực này, khi hoạt động M&A gia tăng trên toàn ngành bất động sản.
Bền vững – yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển
Chuỗi cung ứng cũng đang phải đối mặt với một thách thức để cải thiện về cả yếu tố bền vững. Có tới 73% người tham gia khảo sát của JLL đề cập đến vấn đề năng lượng sẽ trở thành ưu tiên trong lĩnh vực bất động sản trong thời gian tới.
Patrick Remords, người đứng đầu chuỗi cung ứng và dịch vụ hậu cần tại JLL Pháp cho biết: “Áp lực đang gia tăng trong chuỗi cung ứng nhằm cung cấp các giải pháp giảm thiểu khí thải carbon từ các tòa nhà hiện đại, có khả năng chống chịu cho đến các phương thức vận tải mới”.
Khi lĩnh vực này tiếp tục phát triển, áp lực sẽ tiếp tục gia tăng. Tính riêng tại một trong những thị trường bất động sản hàng đầu thế giới là Mỹ, nơi nguồn cung ở các thị trường lớn đang ngày một ít đi, có một "thách thức lớn" sẽ đến vào giữa năm 2022 do các chủ đầu tư không thể bàn giao tài sả đúng hạn, theo Craig Meyer, thành phần lãnh đạo JLL Mỹ chia sẻ.
Ông kết luận: “Với áp lực từ mọi phía, lĩnh vực này sẽ đòi hỏi tư duy đổi mới từ các giải pháp bền vững, cả từ phía chủ đầu tư lẫn người thuê trong năm 2022 và hơn thế nữa”, ông kết luận.
Theo Anh Nguyễn (JLL)
Cafeland.vn
0 Bình luận
Gửi bình luận