- Hơn 70% doanh nghiệp cho biết, các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy được tác động tới doanh nghiệp;
- Thị trường trái phiếu đã có một số tín hiệu phục hồi nhưng vẫn chưa giải quyết được nỗi lo áp lực đáo hạn tới năm 2026;
- Nhà đầu tư khủng hoảng niềm tin, vẫn còn tâm lý chờ đợi, chưa xuống tiền mua nhà trong khi điều kiện vay tín dụng ngân hàng ngày càng “thắt chặt";
- Việc khó tiếp cận dòng tiến khiến mọi hoạt động trên thị trường ngưng trệ, ảnh hưởng trực tiếp tới các cá nhân, doanh nghiệp BĐS và hơn 30 ngành nghề khác;
- Kể từ quý 2 năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp BĐS ghi nhận hàng loạt thông tin tiêu cực;
- Giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ liên tục tụt giảm kể từ tháng 6/2022 và ghi nhận sự cải thiện trở lại kể từ tháng 3 năm nay nhờ nghị định số 08/NĐ-CP và một số động thái từ phía Ngân hàng nhà nước;
- Nhóm ngành BĐS xếp vị trí thứ 2 trong tổng giá trị phát hành TPDN được ghi nhận trong 7 tháng đầu năm 2023 với 26.055 tỷ đồng (chiếm 33%);
- Tháng 9 được coi là “cao điểm" đáo hạn lớn nhất trong cả năm 2023, với khoảng 41.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn - theo HNX;
- Tính đến ngày 24/8/2023, có khoảng 67 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp;
>> Quý độc giả quan tâm có thể xem chi tiết Bản tin thị trường bất động sản Việt Nam Tuần 5 - Tháng 8/2023 TẠI ĐÂY!
0 Bình luận
Gửi bình luận