- Kể từ cuối năm 2022 đến nay, mới chỉ có khoảng 500 dự án đang được tháo gỡ;
- Căn hộ chung cư ở các thành phố lớn liên tục tăng và chưa có dấu hiệu ngừng lại;
- Để “ra" được giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội phải mất ít nhất 2 năm hoàn thành thủ tục. ông Nguyễn Hoàng Nam, Thành viên Tổ công tác Nghiên cứu thị trường VARS, Tổng Giám đốc G-Home chia sẻ tại sự kiện công bố báo cáo quý 3/2023 của VARS;
- Chủ đầu tư vẫn phải tự ứng trước tiền để giải phóng mặt bằng. Khoản tiền này sau đó sẽ được đối trừ vào dự án khác hoặc được bù vào giá đất;
- Với tỷ lệ độ thị hóa năm 2022 đạt 41,5%, và sẽ tăng lên khoảng 50% vào năm 2030. Mỗi năm, Việt Nam phải tăng thêm khoảng 70 triệu m2 nhà ở đô thị;
- Theo Bộ Xây dựng, nhu cầu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân KCN của các địa phương giai đoạn 2021 - 2030 vào khoảng 2.400.000 căn;
- Nhiều dự án ghi nhận lượng quan tâm, gửi hồ sơ gần hết bảng hàng ngay khi tung ra thị trường. Một số địa phương có khu chế xuất, khu công nghiệp với hàng trăm nghìn lao động nhập cư ghi nhận tình trạng “ế ẩm" dù chào bán nhiều lần. Theo thông tin nghiên cứu của VARS;
- Trong báo cáo gửi Bộ Xây dựng tháng 8 vừa qua, UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, dù tỉnh Bắc Ninh triển khai đầu tư xây dựng hàng chục ngàn căn nhà ở công nhân, nhưng công nhân làm việc trên địa bàn tỉnh lại không mặn mà với việc mua nhà ở công nhân;
- Thời gian qua, các chủ dự án đã rao bán 1.681 căn nhà ở công nhân nhưng số lượng bán được rất ít, hiện 7 dự án vẫn còn tồn 1.324 căn nhà.
- Người cần mua thì không mua được trong khi chính sách lại hướng về người không cần mua. ông Nguyễn Hoàng Nam chia sẻ.
>> Quý độc giả quan tâm có thể xem chi tiết Bản tin thị trường bất động sản Việt Nam Tuần 3 - Tháng 10/2023 TẠI ĐÂY
0 Bình luận
Gửi bình luận