00:24 11/01/2022

Xu hướng phát triển vật liệu xanh ở Việt Nam

Tại Việt Nam, nhằm thay thế các loại vật liệu truyền thống gây ô nhiễm môi trường, việc sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng dần trở thành xu hướng phát triển bền vững.

Hiểu đủ, lựa chọn đúng

Vài năm gần đây, từ khóa “vật liệu xanh” đã dần phổ biến trên thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam. Từ cửa hàng bình dân đến các đại lý cấp lớn, từ nhà thầu xây dựng nhỏ lẻ đến các doanh nghiệp lớn.

Tuy nhiên, thế nào là một vật liệu xanh đúng nghĩa thì không  phải ai cũng hiểu đúng nghĩa. Thậm chí, có không ít người cho rằng, vật liệu cứ có bề ngoài màu xanh thì được gọi là “vật liệu xanh”. Trên thực tế, vật liệu xây dựng xanh chính là những vật liệu giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường trong suốt quá trình khai thác, chế tạo, vận chuyển, thi công, sử dụng và cả khi phá dỡ công trình.

Trụ sở UBND tỉnh Cà Mau sử dụng kính tiết kiệm năng lượng của Viglacera 

Cụ thể, vật liệu xây dựng xanh phải đảm bảo các điều kiện: không độc hại, tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực, độc hại của môi trường bên ngoài tới không gian trong phòng như cách âm, cách nhiệt, vòng đời sử dụng lâu dài và có thể tái chế sau khi sử dụng.

Nhờ khả năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm tác động tiêu cực tới môi trường từ khâu sản xuất cho đến quá trình sử dụng. Vật liệu xanh trong các công trình đem tới lợi ích to lớn cho cộng đồng xã hội, mang tính bền vững lâu dài. Đồng thời cũng trở thành “giải pháp nhân văn” cho các công trình xây dựng.

Hiện nay, xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường không chỉ được các kiến trúc sư, nhà thầu, chủ đầu tư quan tâm mà còn nhận được sự khuyến khích của Nhà nước, Bộ Xây dựng và nhận thức thấu đáo hơn từ người tiêu dùng thông thái.

Nói như ông Đỗ Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, nhờ việc sử dụng vật liệu xanh, các công trình xanh đem lại những giá trị to lớn cho nhà đầu tư, người sử dụng và cả môi trường tự nhiên, cộng đồng xã hội.

Khi một công trình đáp ứng các tiêu chí quan trọng của công trình xanh, trong đó có sử dụng vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường, các cư dân sẽ được thụ hưởng những lợi ích như: tăng 3 - 5% năng suất lao động; giảm nguy cơ bệnh tật và nâng cao sức khỏe; giảm 30 - 50% tài nguyên nước và năng lượng nhân tạo, qua đó giảm phát thải khí nhà kính; giảm 10 - 15% chi phí vận hành và bảo dưỡng; tăng giá trị, sự bền vững và tuổi thọ công trình.

Mặt khác, các công trình xanh khi vận hành cũng góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển đô thị, giúp giảm thiểu tác động xã hội. Tạo lập môi trường sống bền vững, thay đổi và chỉnh trang hạ tầng kiến trúc, quảng bá hình ảnh đô thị, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế du lịch.

Giá trị của “người tiên phong”

Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, đầu tư công nghệ sản xuất vật liệu xanh trong vòng 10 năm trở lại đây tăng trưởng nhanh. Tốc độ đầu tư ở các nhóm vật liệu xây dựng như xi măng, gạch ốp lát, kính…. từng bước đưa sản phẩm mang thương hiệu Việt sánh ngang chất lượng với các nước phát triển trên thế giới.

Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trường đã có thể sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước thay vì phải nhập khẩu như trước. Đơn cử như Công ty kính nổi Viglacera, từ tháng 7/2016, doanh nghiệp này đã tiên phong đưa dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng bằng công nghệ phủ mềm đi vào hoạt động, với công suất 2,3 triệu m2/năm, sản phẩm đã được điểm định đạt tiêu chuẩn Châu Âu (EN 1096:2012).

Những sản phẩm mà Công ty kính nổi Viglacera tập trung phát triển gồm kính Solar Control và kính Low-E. Với đặc tính riêng của từng loại, hai dòng sản phẩm này có thể đáp ứng được với khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa như ở Việt Nam.

Cụ thể, ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, các công trình xây dựng cao tầng, hiện đại đã sử dụng kính tiết kiệm năng lượng và đã khẳng định tính năng ưu việt của nó. Tòa nhà Thăng Long Number 1 của Tổng Công ty Viglacera đã sử dụng sản phẩm nêu trên và đã được Bộ Xây dựng công nhận tòa nhà “kiến trúc xanh” của Thành phố.

Ngoài ra, còn có một số công trình trọng điểm trong nước đã sử dụng kính tiết kiệm năng lượng của Viglacera như: Khu đô thị Eco Green Sài Gòn tại quận 7; Bệnh viện Quân y 175 tại Gò Vấp TP.HCM; Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 tại TP.Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam; Đại Học Việt Đức tại Bình Dương; Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Bình Dương, Trụ sở UBND tỉnh Cà Mau, Dự án văn phòng và căn hộ 152 Điện Biên Phủ quận Bình thạnh Tp.HCM …

Thực tế cho thấy, không chỉ đối với các dự án lớn, mà các công trình nhỏ, dân dụng cũng đang hướng đến dòng vật liệu này. Bởi Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera đang tiên phong kiến tạo giải pháp xanh, thân thiện môi trường cho các công trình xây dựng Việt.

Theo phân tích của các chuyên gia trong ngành, những thương hiệu “nội địa” bắt đầu lớn mạnh không ngừng, trưởng thành chuyên nghiệp và thể hiện sự vượt trội. Họ đã tạo ra nhiều thay đổi cũng như những xu hướng mới, dẫn dắt sự phát triển của thị trường.

Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước còn thể hiện ở năng lực tài chính mạnh mẽ và sự nghiêm túc đầu tư, ứng dụng công nghệ trong các khâu sản xuất. Theo đó, sự xuất hiện của những doanh nghiệp “đầu đàn” trong nước là điều cần thiết để góp phần chuyển biến thị trường ngày càng chuyên nghiệp, với những sản phẩm có giá trị, đảm bảo sức khỏe của người sử dụng cũng như môi trường xung quanh.

Theo Hải Phong

Báo Đầu tư

0 Bình luận

Gửi bình luận