20:47 11/01/2022

Khủng hoảng địa ốc Trung Quốc: Một công ty vừa vỡ nợ, “ông lớn” Evergrande sắp bước vào cuộc tái cơ cấu lịch sử

Công ty bất động sản Sunshin 100 China Holdings Ltd đã vỡ nợ một lô trái phiếu trị giá 179 triệu USD; một cuộc tái cơ cấu nợ được chờ đợi bấy lâu nay ở China Evergrande Group có thể sắp bắt đầu...

Công ty bất động sản Sunshin 100 China Holdings Ltd đã vỡ nợ một lô trái phiếu trị giá 179 triệu USD bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi, trong bối cảnh lãi suất vay vốn tăng cao đè nặng lên các doanh nghiệp vay nợ nhiều trong ngành địa ốc Trung Quốc.

Trong khi đó, một cuộc tái cơ cấu nợ được chờ đợi bấy lâu nay ở China Evergrande Group có thể sắp bắt đầu – Bloomberg đưa tin.

Một dự án của Evergrande - Ảnh: Bloomberg.Caption

SUNSHINE 100 VỠ NỢ, EVERGRANDE HÉ LỘ VỀ TÁI CƠ CẤU

Trong thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán, Sunshine 100 cho biết công ty không trả được 170 triệu USD tiền gốc và hơn 8,9 triệu USD tiền lãi của một lô trái phiếu có lãi suất cuống phiếu 10,5% đã đáo hạn gần đây. Hồi tháng 8, công ty này tuyên bố không thể trả được tiền lãi và tiền gốc của các lô trái phiếu đáo hạn năm nay.

“Do các vấn đề thanh khoản xuất phát từ ảnh hưởng tiêu cực của một số yếu tố, bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô và ngành bất động sản, công ty không trả được tiền gốc của lô trái phiếu này và tiền lãi đã phát sinh nhưng chưa được thanh toán”, tuyên bố của Sunshine 100 có đoạn viết.

“Bài kiểm tra” tiếp theo đối với Evergrande sẽ đến trong ngày thứ Hai (6/12), khi kết thúc thời gian ân hạn 30 ngày đối với hai khoản tiền lãi đáo hạn vào ngày 6/11. Hai khoản lãi này bao gồm 41,9 triệu USD tiền lãi của một lô trái phiếu đáo hạn vào năm 2022 và 40,6 triệu USD tiền lãi của một chứng khoán cũng đáo hạn trong năm tới.

 

Vụ vỡ nợ này là diễn biến mới nhất liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ trong ngành bất động sản Trung Quốc. Giới đầu tư toàn cầu mấy tháng nay đã bất an về nguy cơ vỡ nợ dây chuyền tại các công ty địa ốc Trung Quốc lớn, dẫn đầu là Evergrande – công ty với hơn 300 tỷ USD nghĩa vụ nợ. Sự bất an này đẩy lợi suất trái phiếu “rác” (junk bond – trái phiếu hạng không khuyến nghị đầu tư) do doanh nghiệp Trung Quốc phát hành tăng vọt, đặt ra trở ngại lớn cho các công ty muốn phát hành trái phiếu để trang trải các khoản nợ đáo hạn. Một số doanh nghiệp địa ốc Trung Quốc với quy mô nhỏ hơn đã vỡ nợ trong tháng 10 – Bloomberg cho hay.

Trong một báo cáo niêm yết tại sàn chứng khoán Hồng Kông vào hôm thứ Sáu, Evergrande cho biết sẽ “làm việc tích cực” với các chủ nợ trái phiếu nước ngoài về một tái cơ cấu nợ. Đây là lần đầu tiên Evergrande gần như thẳng thắn thừa nhận rằng khối nợ khổng lồ của mình là thiếu bền vững.

Ngay sau tuyên bố trên của Evergrande, một loạt cơ quan chức năng Trung Quốc cũng ra tuyên bố với ngụ ý rằng nhà chức trách sẽ nỗ lực hết sức để kiểm soát ảnh hưởng của vụ tái cơ cấu nợ này đối với khách hàng mua nhà trong các dự án của Evergrade, hệ thống tài chính, và toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc, nhưng sẽ không trực tiếp ra tay giải cứu.

Chính quyền tỉnh Quảng Đông, nơi Evergrande đặt trụ sở, đã mời nhà sáng lập công ty là tỷ phú Hứa Gian Ấn tới làm việc. Nội dung của buổi làm việc là giới chức bày tỏ với ông Hứa mối lo ngại về tuyên bố của công ty và cho biết sẽ cử một nhóm công tác tới Evergrande để đảm bảo mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường. Trong một tuyên bố ngày thứ Bảy, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cho rằng những vấn đề ở Evergrane hiện nay là do công ty “quản lý tồi” và “bất cẩn trong mở rộng kinh doanh”.

Những diễn biến này xảy đến sau vài tuần tình hình ở Evergrande khá im ắng. Từ cuối tháng 10, Evergrande đã có 3 lần thoát bờ vực vỡ nợ bằng cách thanh toán nợ trái phiếu USD đáo hạn vào phút chót. Gần đây, ông Hứa đã bán một số tài sản cá nhân, có thể nhằm giúp Evergrande trả bớt nợ nần. Tuy nhiên, tuyên bố ngày thứ Sáu được giới phân tích xem như một dấu hiệu cho thấy công ty bất động sản nặng nợ nhất thế giới có thể không thanh toán được những khoản nợ đáo hạn tiếp theo trong thời gian ân hạn.

Ông Hứa Gia Ấn, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Evergrande - Ảnh: Bloomberg.Caption

“Bài kiểm tra” tiếp theo đối với Evergrande sẽ đến trong ngày thứ Hai (6/12), khi kết thúc thời gian ân hạn 30 ngày đối với hai khoản tiền lãi đáo hạn vào ngày 6/11. Hai khoản lãi này bao gồm 41,9 triệu USD tiền lãi của một lô trái phiếu đáo hạn vào năm 2022 và 40,6 triệu USD tiền lãi của một chứng khoán cũng đáo hạn trong năm tới. Trái phiếu và chứng khoán này đều do một công ty con của Evergrande là Scenery Journey Ltd. phát hành.

THỨ TỰ ƯU TIÊN KHI EVERGRANDE TÁI CƠ CẤU NỢ

Câu hỏi mà thị trường đặt ra lúc này là liệu Bắc Kinh có điều phối được một cuộc tái cơ cấu nợ Evergrande sau cho không gây ra những đảo lộn trong ngành bất động sản Trung Quốc – lĩnh vực chiếm gần 1/4 tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này. Trong nhiều thập kỷ, Bắc Kinh thường từ bỏ các nỗ lực kiểm soát doanh nghiệp bất động sản mỗi khi việc kiểm soát này đặt ra rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế. Nhưng lần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tỏ ra quyết tâm hơn nhiều so với các nhà lãnh đạo tiền nhiệm trong việc kiềm chế sự phát triển quá nhanh chóng của những công ty như Evergrande.

Nhưng rủi ro nằm ở chỗ Bắc Kinh có thể chưa có được một bức tranh toàn diện về tình trạng nợ nần ở Evergrande và các công ty địa ốc Trung Quốc khác. Trong tuyên bố hôm thứ Sáu, Evergrande cho biết công ty có thể không thực hiện được lời hứa bảo lãnh tahnh toán đối với 260 triệu USD trái phiếu do liên doanh Jumbo Fortune Enterpirise phát hành. Đây là nghĩa vụ nợ của Evergrande mà cho tới vài tháng trước đây các nhà đầu tư mới hay biết.

Trong phiên ngày thứ Sáu, một chỉ số đo giá trái phiếu “rác” Trung Quốc giảm phiên thứ ba liên tiếp, khiến lợi suất tăng lên mức 22%. Tuy nhiên, các trái phiếu hạng đầu tư (investment grade) tăng giá, cho thấy các nhà đầu tư trái phiếu đã bớt lo về nguy cơ ảnh hưởng lan rộng trong hệ thống tài chính từ cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande.

Tiến trình tái cơ cấu nợ của Evergrande chắc chắn vẫn thu hút sự quan tâm theo dõi của các nhà đầu tư và giới phân tích trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo China International Capital Corp. (CICC), một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất Trung Quốc, khả năng tái diễn sự hoảng loạn trên thị trường tín dụng của nước này là thấp. Các công ty bất động sản với năng lực quản lý tồi và rủi ro tài chính caao sẽ bị “loại bỏ” khỏi thị trường tín dụng, nhưng nhà chức trách có thể sẽ đảm bảo các công ty địa ốc chất lượng cao duy trì khả năng tiếp cận vốn – một báo cáo của CICC nhận định.

Các nhà phân tích thuộc Jefferies Financial Group Inc. cho rằng Trung Quốc có thể nới bớt một số hạn chế đối với doanh nghiệp bất động sản trong tháng này và sang quý 1/2022. Hôm thứ Sáu, cơ quan chức năng Trung Quốc phát tín hiệu sẽ gia hạn hỗ trợ vay mua nhà đối với người mua nhà làn đầu, hướng dẫn các ngân hàng cấp vốn vay cho các công ty phát triển bất động sản muốn mua lại, và bơm thêm vốn trên thị trường mở. PBOC cũng có thể cắt giảm dự trữ bắt buộc. tại các ngân hàng thương mại sau vài tuần nữa, theo Jefferies.

Một cuộc tái cơ cấu nợ ở Evergrande là điều mà giới đầu tư đã chờ đợi từ lâu, trong bối cảnh trái phiếu USD đáo hạn vào năm 2025 của công ty này đã giảm xuống dưới mức 30 cent/1 USD mệnh giá từ cuối tháng 9. Trong phiên ngày thứ Sáu, một chỉ số đo giá trái phiếu “rác” Trung Quốc giảm phiên thứ ba liên tiếp, khiến lợi suất tăng lên mức 22%. Tuy nhiên, các trái phiếu hạng đầu tư (investment grade) tăng giá, cho thấy các nhà đầu tư trái phiếu đã bớt lo về nguy cơ ảnh hưởng lan rộng trong hệ thống tài chính từ cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande.

Ngoài Evergrade, giới đầu tư còn đang theo dõi khả năng vỡ nợ của một công ty địa ốc Trung Quốc lớn khác là Kaisa Group Holdings Ltd. Công ty này có 400 triệu USD trái phiếu đáo hạn vào ngày 7/12.

Đối với Evergrande, bước tiếp theo có thể là chuyển sang trại thái “đóng băng nợ” không chính thức và đàm phán với các chủ nợ. “Việc gia hạn cho các lô trái phiếu có thể sẽ được triển khai”, nhà phân tích Daniel Fan của Bloomberg nhận định. “Một lựa chọn để thúc đẩy quy trình tái cơ cấu nợ là ràng buộc việc thanh toán một số khoản nợ vào tài sản của Evergrande ở nước ngoài”, chẳng hạn công ty ô tô điện của Evergrande niêm yết ở thị trường Hồng Kông.

Các chủ nợ nước ngoài của Evergrande được cho là sẽ tụt xuống dưới đáy của danh sách ưu tiên trong cuộc tái cơ cấu nợ này, sau gần 1,6 triệu khách hàng đã nộp tiền đặt cọc mua nhà của Evergrande, các nhà cung cấp, nhân viên của Evergrande, và các nhà đầu tư mua các tài sản tài chính liên quan đến công ty này.

Theo Bình Minh
VnEonomy

0 Bình luận

Gửi bình luận

Bài viết liên quan